Bối cảnh Vụ Trần Trường

Một cuộc diễn hành với cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng hòa tại Little Saigon, 2008

Trong gần 25 năm sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, số lượng người Mỹ gốc Việt đã lên đến hơn 1 triệu người. Tại Quận Cam, California, người Việt đã tạo một cộng đồng đông đảo nhất Hoa Kỳ, quy tụ nhiều cơ sở thương mại trong khu vực được chính quyền địa phương chính thức công nhận là Little Saigon.[7] Trong cuộc điều tra dân số năm 1990, số người gốc Việt sinh sống trong Quận Cam là 72.000 người và ước tính đến đầu năm 1999 thì con số này đã lên tới 200.000 người.[18] Do xuất thân là những người tị nạn từ chế độ cộng sản tại Việt Nam, những người Mỹ gốc Việt có quan điểm chống cộng mạnh mẽ.[7] Vào thập niên 1980, nhiều nhà báo gốc Việt tại Mỹ đã bị khủng bố và ám sát vì các quan điểm của họ đối với Việt Nam.[20] Những nhân vật lên tiếng ủng hộ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam bị gắn mác là "thân cộng" và bị cộng đồng tẩy chay.[6][7]

Năm 1994, Hoa Kỳ bỏ cấm vận với Việt Nam. Ngay trong năm sau, hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao sau hơn 2 thập kỷ gián đoạn.[6][7] Tháng 10 năm 1994, Phòng Thương mại Việt Mỹ Quận Cam đã gửi một phái đoàn về Việt Nam với người dẫn đầu là Bác sĩ Phạm Đăng Long Cơ.[21] Họ hứng chịu một làn sóng chống đối dữ dội từ nhiều cá nhân, hàng ngàn người trong số đó đã tổ chức biểu tình phản đối tại Washington DC.[6][7] Trong các cuộc biểu tình phản đối tại Quận Cam, một người phát tờ rơi nhằm tổ chức một diễn đàn để đối thoại về việc làm ăn tại Việt Nam tại văn phòng của Bác sĩ Cơ. Tuy nhiên, không một ai tham gia hay để ý đến diễn đàn do ông Trần Văn Trường đã tổ chức.[6][7]

Trần Văn Trường vốn là một thuyền nhân đến Hoa Kỳ từ năm 1980. Giống như nhiều người Việt tị nạn khác, ông có thân nhân bỏ mình trong cuộc chiến chống cộng sản hoặc bị bắt đi học tập cải tạo. Đặt chân tới nước Mỹ khi chỉ mới 20 tuổi và cũng không có bằng cấp trung học trong tay, ông tham gia một nhóm thiền tên là Hội Ái Hữu Vô Vi.[6] Chỉ trong vòng vài năm sau đó, ông thăng tiến trong nhóm và trở thành một giáo chủ. Tiếp đó, ông Trường tự xưng là "Thượng đế" và đi nhiều nơi để rao giảng phương pháp thiền của mình.[21] Trong một hội nghị của Hội Ái Hữu Vô Vi vào năm 1989, ông tỏ ý lấn chiếm quyền lãnh đạo nhóm khi đòi được ngồi ghế cao hơn sư phụ của mình.[6] Tuy nhiên, ông đã thất bại. Trần Văn Trường sau đó từ bỏ nhóm này rồi kết hôn với người duy nhất ủng hộ mình và dọn nhà tới Stanton, California. Vợ Trần Trường là một lập trình viên còn bản thân ông thì theo học lớp điện tử và mở tiệm Hi-Tek vào năm 1996. Theo ông, trong những năm này ông đã thường xuyên về Việt Nam và thấy điều kiện cuộc sống tại Việt Nam bắt đầu được cải thiện. Từ đó, ông ủng hộ việc tăng quan hệ kinh tế và chính trị với Việt Nam.[6]

Trong những năm sau đó, ông đã xuất bản 12 tờ rơi kêu gọi cộng đồng đối thoại với chính quyền Việt Nam.[6]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vụ Trần Trường http://cothommagazine.com/index.php?option=com_con... http://saigontimesusa.com/bai/sinhhoat/1669a.shtml http://content.time.com/time/world/article/0,8599,... http://digitallibrary.usc.edu/cdm/ref/collection/p... http://home.earthlink.net/~saigonusa/thefilm.htm http://content.cdlib.org/view?docId=hb28700442;NAA... http://www.oac.cdlib.org/findaid/ark:/13030/kt8580... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://news.bbc.co.uk/2/hi/asia-pacific/285059.stm http://www.phuthodfa.gov.vn/kieu-bao/1005/-qua-bom...